LẮP INTERNET CÁP QUANG VIETTEL ĐÀ NẴNG

Ericsson Việt Nam: “Chọn công nghệ 4G mới phủ cả nước như Viettel thì chưa có hãng viễn thông nào làm”

Ông Phan Hà Trung, Phó Chủ tịch Phụ trách kinh doanh của Ericsson Việt Nam tin tưởng trong thời gian ngắn nữa, công nghệ 4G của Việt Nam sẽ có sự thay đổi rõ rệt, 4G làm thay đổi thói quen sử dụng data ở Việt Nam và thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước.

4g-2(1)

Viettel là mạng đầu tiên và lớn nhất trên thế giới sử dụng công nghệ 4G siêu tốc độ

Ông Hoàng Sơn, Phó Tổng giám đốc Viettel cho biết, với 36.000 trạm thu phát sóng, phủ 95% dân số, có thể khẳng định, Viettel là nhà mạng đầu tiên trên thế giới có vùng phủ 4G toàn quốc ngay khi bắt đầu cung cấp dịch vụ. Viettel cũng thể hiện quyết tâm hiện thực hóa khát vọng mỗi người dân có một chiếc điện thoại thông minh có thể kết nối internet tốc độ cao để làm việc, học tập và giải trí cũng như mọi tiện ích của cuộc sống.

Theo ông Hoàng Sơn, với quan điểm đầu tư một mạng 4G siêu tốc độ và hiện đại nhất thế giới, 100% trạm thu phát 4G của Viettel sử dụng công nghệ 4T4R (4 phát, 4 thu), cho phép mở rộng vùng phủ sóng lên 1,4 lần và tăng tốc độ download lên gần 2 lần so với công nghệ 2T2R (2 phát 2 thu) đang phổ biến trên thế giới. Thống kê của GSA cho thấy, tính đến hết tháng 1/2017 có 581 doanh nghiệp viễn thông trên toàn thế giới cung cấp 4G, nhưng chỉ có dưới 10% nhà mạng sử dụng công nghệ 4T4R (gồm các hãng viễn thông thuộc Top đầu thế giới: Vodafone, Orange, T.Mobile, Telefonica, Singtel, China Mobile,…).

Ông Phan Hà Trung, Phó Chủ tịch Phụ trách kinh doanh của Ericsson Việt Nam cho hay, Viettel ra mắt 4G bằng công nghệ gần như mới nhất bây giờ: 4 nguồn thu và 4 nguồn phát.

Theo nhìn nhận của Ericsson, mạng lưới 4G của Viettel là mạng 4G sử dụng công nghệ 4 đường thu, 4 đường phát cho toàn mạng đầu tiên và lớn nhất trên thế giới hiện giờ. Rất nhiều hãng viễn thông đã đi trước Viettel, triển khai 4G cách đây mấy năm rồi nhưng họ thường bắt đầu bằng công nghệ 2 thu 2 phát, ở Mỹ và Ấn Độ cũng có một vài hãng viễn thông bắt đầu triển khai công nghệ 4 thu 4 phát song chỉ ở những vùng trọng điểm về mức độ thâm nhập và lưu lượng người sử dụng. Còn việc sử dụng 4 thu 4 phát cho toàn bộ cả nước như Viettel thì chưa có một hãng viễn thông nào làm.

“Trên thực tế, công nghệ 4 thu 4 phát sẽ tạo ra trải nghiệm người sử dụng tốt hơn nhiều về băng thông, vùng phủ, chất lượng cao hơn. Dù ở thời điểm hiện nay, khi các thiết bị đầu cuối tương thích vẫn chưa phổ biến, việc sử dụng công nghệ này trước hết sẽ cải thiện mức độ phủ của các trạm phát sóng Viettel, sau đó là cải thiện về mức độ thâm nhập. Vấn đề thiết bị di động cũng chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn nữa vì các hãng sản xuất nổi tiếng như Samsung, Apple đã đưa ra mẫu handset 4 thu 4 phát và chuẩn bị được tiếp thị rộng rãi tới khách hàng phổ thông. Trong thời gian ngắn, chúng ta sẽ được chứng kiến sự khác biệt rõ rệt của công nghệ 4G”, ông Phan Hà Trung nói.

4G sẽ đem lại cơ hội gì cho Việt Nam?

Trả lời câu hỏi của ICTnews về vấn đề đem đến cơ hội gì cho Việt Nam? Ông Lars Werne, Giám đốc Công nghệ Ericsson Việt Nam và Myanmar cho rằng, số lượng người dùng điện thoại thông minh tiếp tục gia tăng ở Việt Nam, chủ yếu do giá thành giảm và thay đổi trong thói quen tiêu dùng dữ liệu của người dân. Ericsson dự báo trong giai đoạn 2015-2021, số thuê bao sử dụng smartphone tại Việt Nam sẽ tăng gấp đôi. Sự phổ biến của smartphone, cùng với việc ngày càng nhiều các loại ứng dụng sử dụng dữ liệu lớn như video sẽ thúc đẩy nhu cầu băng rộng di động tốc độ cao, nhu cầu truy cập nhanh và nhất quán vào nhiều dịch vụ trực tuyến.

Mạng 3G được xây dựng và triển khai nhiều năm trước đây với mục đích chính để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng chuyển từ thoại sang dữ liệu. Những mạng 3G này trở nên tắc nghẽn vì nhu cầu sử dụng dữ liệu ngày càng tăng, đặc biệt tại các khu vực tập trung đông dân cư. Hiện nay, hầu hết các nhà mạng đều nhận thức được sự cần thiết phải triển khai 4G để giải quyết vấn đề tắc nghẽn mạng cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng với các dịch vụ trực tuyến sử dụng nhiều dữ liệu như xem video, game tương tác… 4G có thiết kế hiệu quả để giải các bài toán trên cho nhà mạng, giúp họ giữ khách hàng và nâng cao tính cạnh tranh.

“Theo quan sát ở các thị trường đã triển khai 4G, khi người tiêu dùng được truy cập vào các mạng tốc độ cao hơn, họ sẽ tiêu thụ nhiều dữ liệu hơn. Một ví dụ trong khu vực châu Á là Hàn Quốc, nơi phủ sóng 4G rộng và tốc độ tải dữ liệu cao, các nhà mạng ở đây đã tăng doanh thu bằng cách giới thiệu các gói dữ liệu tốc độ cao. Kết quả là người dùng sử dụng dữ liệu ngày càng nhiều hơn dẫn đến ARPU cao hơn. Tương tự, các nghiên cứu cho thấy có sự tương quan giữa chất lượng mạng và thị phần của các nhà mạng. Các nhà mạng với chất lượng mạng tốt nhất thường chiếm lĩnh thị phần lớn nhất”, ông Lars Werne nói.

Ông Lars Werne nhận định rằng, đối với người tiêu dùng, lợi ích lớn nhất có thể thấy được là tốc độ download và upload nhanh hơn hẳn so với 3G, độ trễ và ổn định cũng được cải thiện hơn. Từ đó người dùng có thể phát trực tuyến các kênh ca nhạc và video, tải dữ liệu lên, xuống, lướt web bằng điện thoại di động và máy tính bảng nhanh chóng giống như khi kết nối băng thông rộng cố định ở nhà. Hãy tưởng tượng trường hợp sử dụng dịch vụ ngân hàng di động, khi bạn có thể trò chuyện trực tiếp qua video với một tư vấn viên về khoản vay nào là tốt nhất cho bạn, hoặc các bác sĩ có thể sử dụng các ứng dụng đối thoại và truyền video trên điện thoại di động của họ để tư vấn cho bệnh nhân ở bất cứ nơi nào trên thế giới.

Trải nghiệm người dùng sẽ được tăng cường đặc biệt khi sử dụng các ứng dụng “ăn” nhiều dữ liệu như TV tương tác, Vlog trên điện thoại di động, trò chơi tương tác và các dịch vụ tư vấn tức thời. 4G sẽ có nhiều tiềm năng ở Việt Nam, đất nước có hơn 70% người sử dụng điện thoại thông minh và Internet hàng tuần đang sử dụng mạng xã hội hàng ngày, hơn 50% sử dụng tin nhắn tức thời và hơn 40% xem hàng ngày các video trực tuyến miễn phí hoặc video trên các mạng xã hội.

Một nghiên cứu của Ericsson và Arthur D. Little kết luận rằng khi tăng tốc độ Internet băng rộng lên gấp đôi, GDP tăng lên 0,3% tương ứng. 4G có khả năng cho tốc độ nhanh hơn 10 lần so với 3G. Vậy chúng ta có thể tưởng tượng tầm ảnh hưởng lớn như thế nào của 4G đối với nền kinh tế. Trên thế giới, Ericsson thậm chí đã triển khai 4G/LTE đạt tốc độ trên 1 Gbps (1000 Mbps).

“Trên khắp thế giới, nhiều quốc gia đã đầu tư vào 4G từ rất sớm, sớm hơn nhiều so với Việt Nam, vì một lý do rất đơn giản: họ nhận ra rằng công nghệ này là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giúp cho các doanh nghiệp hiện tại phát triển sáng tạo hơn, giảm chi phí hoạt động, trong khi khuyến khích đầu tư từ nước ngoài. Tại Anh, nghiên cứu trước đây về tiềm năng của 4G đối với nền kinh tế của Capital Economics ước tính rằng việc áp dụng công nghệ 4G rộng rãi trên cả nước có thể mở ra cơ hội thu hút 5,5 tỷ bảng Anh đầu tư tư nhân trực tiếp, hỗ trợ 125.000 việc làm và giúp tăng GDP thêm 0,5%”, ông Lars Werne nhấn mạnh.

Theo ICTnews.

Facebook
Phản hồi ngay
Hotline
0968 11 44 68
Zalo
0949 55 77 22
Liên hệ
Liên hệ nhanh
0968 11 44 68